Tìm ra hướng điều trị mới cho các bệnh nhân tiểu đường

  • 08:11, 18/11/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Theo các nhà nghiên cứu, 3 bữa ăn cân bằng mỗi ngày vào những thời điểm cố định có thể giúp giảm đáng kể nồng độ insulin cần phải bổ sung hằng ngày cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 chỉ trong 3 tháng.
Bút tiêm insulin. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bút tiêm insulin. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các nhà nghiên cứu Israel đã tìm ra phương pháp mới điều trị bệnh tiểu đường, trong đó giảm đáng kể lượng insulin cần phải tiêm vào cơ thể bệnh nhân.
 
Trong công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Diabetes Care ngày 14-11, các nhà khoa học thuộc Đại học Do Thái Jerusalem (HUJI) và Trung tâm Y tế Wolfson nhận thấy các bệnh nhân tiểu đường có thể được điều trị với chế độ ăn chỉ 3 bữa/ngày, thay vì 6 bữa/ngày theo khuyến nghị hiện nay.
 
Theo các nhà nghiên cứu, 3 bữa ăn cân bằng mỗi ngày vào những thời điểm cố định có thể giúp giảm đáng kể nồng độ insulin cần phải bổ sung hằng ngày cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 chỉ trong 3 tháng.
 
Phương pháp điều trị mới dẫn đến giảm cân nặng của bệnh nhân, đặc biệt là giảm cảm giác thèm ăn, liều lượng insulin phải bổ sung hằng ngày và nồng độ hemoglobin A1C trong máu.
 
Xét nghiệm hemoglobin A1C giúp kiểm tra lượng đường trong các tế bào hồng cầu để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
 
Trong một thử nghiệm kéo dài 12 tuần trên 28 bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng phương pháp điều trị cung cấp 3 bữa ăn/ngày giúp giảm trọng lượng cơ thể trung bình 5kg và 1,2% nồng độ hemoglobin A1C.
 
Ngoài ra, nồng độ glucose ở những bệnh nhân này thấp hơn nhiều sau 12 tuần dẫn đến giảm tổng liều insulin ở mức khoảng 26 đơn vị.
 
Ở những bệnh nhân này đã giảm cảm giác đói và thèm ăn đồ ngọt và béo. Kết quả tương tự không được quan sát thấy ở nhóm bệnh nhân được cung cấp 6 bữa ăn/ngày.
 
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một bệnh lý về rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể.
 
Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. Bệnh tiểu đường được chia thành hai loại tuýp 1 và tuýp 2; trong đó 100% bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 đều cần phải được bổ sung insulin, trong khi số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần được bổ sung insulin là 65 triệu người.
 
Theo thống kê, bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ 7 trên thế giới, chủ yếu do các biến chứng như đau tim, đột quỵ, suy thận, mù lòa và nhiều rủi ro khác.
 
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trên thế giới hiện có hơn 420 triệu người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường, cao hơn nhiều so với con số 180 triệu người trong năm 1980.
 
Theo dự báo của Hiệp hội Tiểu đường Quốc tế, đến năm 2045, con số này có thể sẽ tăng lên 629 triệu người./.
 
Theo Phan An (TTXVN/Vietnam+)
 

tin liên quan

Văn phòng Chính phủ: Sơ kết 1 năm triển khai Quyết định 28/2018/QĐ-TTg
Văn phòng Chính phủ: Sơ kết 1 năm triển khai Quyết định 28/2018/QĐ-TTg

(QBĐT) - Ngày 15-11, đồng chí Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm triển khai Quyết định 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước. 

Thành tỷ phú nhờ áp dụng khoa học công nghệ vào trang trại
Thành tỷ phú nhờ áp dụng khoa học công nghệ vào trang trại

(QBĐT) - Nhờ áp dụng khoa học-công nghệ (KH-CN) vào sản xuất, vợ chồng ông Lê Ngọc Lễ, bà Nguyễn Thị Hạnh, chủ trang trại sinh thái Cát Ngọc ở xã Hải Ninh (Quảng Ninh) đã chinh phục thành công vùng cát, bắt cát "nhả vàng".

Công nghệ số sẽ tạo ra cuộc chơi mới, thay đổi báo chí Việt Nam
Công nghệ số sẽ tạo ra cuộc chơi mới, thay đổi báo chí Việt Nam
Các diễn giả thống nhất quan điểm cho rằng việc bảo đảm an toàn thông tin cũng cần song hành với quá trình chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí, truyền thông hiện nay.