Nga lần đầu tiên phóng robot mang hình người lên ISS

  • 08:08, 23/08/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Robot Fedor được phóng trên tàu Soyuz MS-14 lúc 6 giờ 38 (giờ địa phương), tức 10 giờ 38 (giờ Hà Nội), từ sân bay vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan.
Robot Skybot F-850 (Fedor) của Nga được thử nghiệm tại sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Robot Skybot F-850 (Fedor) của Nga được thử nghiệm tại sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 22-8, Nga đã phóng một tên lửa không người lái mang một robot có hình dạng và kích cỡ gần giống con người lên không gian.
 
Robot này sẽ có 10 ngày học cách hỗ trợ các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
 
Được đặt tên Fedor và có số nhận dạng Skybot F850, đây là robot đầu tiên mà Nga phóng vào vũ trụ.
 
Robot Fedor được phóng trên tàu Soyuz MS-14 lúc 6 giờ 38 (giờ địa phương), tức 10 giờ 38 (giờ Hà Nội), từ sân bay vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan. Tàu Soyuz dự kiến sẽ cập bến ISS vào ngày 24-8 tới và sẽ ở lại đây đến ngày 7-9.
 
Thông thường trong những chuyến bay vào không gian, các tàu vũ trụ Soyuz thường có người lái. Tuy nhiên, trong chuyến bay lần này, tàu Soyuz được điều khiển tự động để thử nghiệm hệ thống cứu hộ khẩn cấp mới. Theo đó, Fedor sẽ thay các phi hành gia ngồi ở ghế lái.
 
Fedor được phủ một lớp màu bạc, cao 1m80 và nặng 160kg. Các tài khoản Instagram và Twitter cá nhân của Fedor cập nhật các hình ảnh robot này học các kỹ năng mới, chẳng hạn như mở nắp chai nước. Các kỹ năng này sẽ được Fedor thử nghiệm trong môi trường trọng lực thấp trên ISS. 
Robot Skybot F-850 (Fedor) của Nga được thử nghiệm tại sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Robot Skybot F-850 (Fedor) của Nga được thử nghiệm tại sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo Giám đốc phụ trách các chương trình khoa học trong tương lai thuộc Cơ quan Vũ trụ Nga, Alexander Bloshenko, các kỹ năng cũng bao gồm việc mở và ngắt kết nối điện, sử dụng các đồ vật như cờ lê và bình cứu hỏa.
 
Ngoài ra, Fedor còn có khả năng sao chép các hoạt động của con người, một kỹ năng quan trọng cho phép robot này hỗ trợ các phi hành gia từ xa. Trong tương lai, những robot "giúp việc" kiểu này sẽ thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm như đi bộ ngoài không gian.
 
Trên trang web của một trong những nhà tài trợ dự án này, Quỹ tài trợ các dự án nghiên cứu tiến bộ cho biết, ở Trái Đất, Fedor có thể làm việc trong các môi trường phóng xạ cao, thực hiện hoạt động khai mỏ cũng như các nhiệm vụ cứu hộ khó khăn.
 
Trên ISS, Fedor sẽ thực hiện các nhiệm vụ do phi hành gia người Nga Alexander Skvortsov, người đã lên ISS hồi tháng trước, giám sát.
 
Fedor không phải là robot đầu tiên được phóng vào không gian. Năm 2011, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã đưa robot mang tên Robonaut 2, do General Motors phát triển, vào vũ trụ với mục đích tương tự là làm việc trong các môi trường có rủi ro cao.
 
Robot này đã trở lại Trái Đất vào năm 2018 sau khi gặp một sự cố kỹ thuật. Năm 2013, Nhật Bản cũng phóng lên vũ trụ một robot nhỏ có tên Kirobodo do hãng chế tạo ôtô Toyota phát triển. Robot của Nhật Bản có khả năng trò chuyện, nhưng chỉ bằng tiếng Nhật./.
 
Theo Thùy An (TTXVN/Vietnam+)
 

tin liên quan

Lại 'tuyên bố Facebook' để bảo mật thông tin cá nhân
Lại 'tuyên bố Facebook' để bảo mật thông tin cá nhân
Rất nhiều người dùng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam lại tiếp tục 'bị lừa' đăng thông tin tuyên bố với Facebook về quyền riêng tư thông tin, hình ảnh cá nhân.
 
Việt Nam: Cấm mang máy tính Macbook Pro 15 inch lên máy bay
Việt Nam: Cấm mang máy tính Macbook Pro 15 inch lên máy bay
Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành chỉ thị cấm bay mang laptop loại Macbook Pro 15 inch sản xuất và tiêu thụ từ tháng 9 -2015 đến tháng 2-2017 có pin bị triệu hồi khi đi máy bay dưới mọi hình thức.
 
WHO kêu gọi đánh giá thêm về hạt nhựa siêu nhỏ trong môi trường
WHO kêu gọi đánh giá thêm về hạt nhựa siêu nhỏ trong môi trường
Những hạt nhựa siêu nhỏ lớn hơn 150 micrômét chưa có khả năng được hấp thụ trong cơ thể con người và việc hấp thu các hạt nhỏ hơn dự kiến sẽ bị hạn chế.