Cảnh báo "sốc": Thiên thạch phá hủy Trái Đất có thể xuất hiện bất ngờ

  • 10:06, 26/06/2017
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

Một nhà thiên văn học hàng đầu nói rằng một cuộc tấn công phá hủy các thành phố trên Trái Đất của các tiểu hành tinh có thể xuất hiện bất ngờ với chúng ta.

Giáo sư Alan Fitzsimmons của Đại học Queen, Belfast (Bắc Ireland) nói rằng một sự kiện tương tự như vụ nổ sao băng năm 1908 trên vùng Tunguska của Nga có thể xảy ra lần nữa.

Trong vụ nổ này, các thiên thạch phát nổ trên Trái Đất, san lấp mặt bằng 80 triệu cây trên diện tích hơn 2.000 km2.

Do địa điểm vụ nổ ở vùng hẻo lánh nên may mắn không có thiệt hại về người - nhưng nếu nó xảy ra ở thành phố, thì rõ ràng là một thảm họa vô cùng lớn.

Giáo sư Fitzsimmons nói: "Điều quan trọng là các nhà khoa học đã có những bước tiến lớn trong việc phát hiện các tiểu hành tinh gần Trái Đất và hiểu được mối đe doạ của chúng."

Các nhà thiên văn học đã tìm thấy các tiểu hành tinh Nstriear-Earth mỗi ngày và hầu hết đều không có hại.

"Nhưng vẫn có thể có một vụ Tunguska tiếp theo làm chúng ta bất ngờ, và mặc dù chúng ta đang tìm kiếm các tiểu hành tinh lớn hơn rất nhiều, tuy nhiên mọi thứ trở nên tồi tệ nếu chúng ta không chuẩn bị để làm một điều gì đó về chúng."

Cảnh báo của giáo sư  Fitzsimmons được đưa ra cùng thời điểm một tiểu hành tinh có đường kính hơn 200 mét bay sượt ngang Trái Đất.

Tiểu hành tinh trên có tên gọi 441987 (2010 NY65). Nó được phát hiện vào tháng 7-2010 bởi một phi thuyền thăm dò điều tra hồng ngoại trường rộng và dự kiến ​​sẽ bay ngang qua Trái Đất hàng năm cho đến năm 2022.

Vào tháng Một năm nay, một tiểu hành tinh lớn như một toà nhà 10 tầng đã bay ngang qua Trái Đất với khoảng cách bằng một nửa quãng đường tới Mặt Trăng./.

Theo Việt Đức (Vietnam+)

tin liên quan

Chi cục Kiểm lâm tỉnh: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
Chi cục Kiểm lâm tỉnh: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

(QBĐT) - Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, những năm qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh không ngừng đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế hoạt động của đơn vị. Một trong những giải pháp mang tính đột phá là đưa ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tới giữa tháng Bảy, cáp quang biển APG mới được khắc phục
Tới giữa tháng Bảy, cáp quang biển APG mới được khắc phục

Nếu không có gì thay đổi, sự cố trên tuyến cáp quang biển APG (Asia Pacific Gateway) sẽ được khắc phục xong vào ngày 14-7.

Xe lăn không dùng... tay
Xe lăn không dùng... tay

(QBĐT) - Mỗi ngày, nhìn thấy những người khuyết tật nghèo phải vất vả dùng tay điều khiển xe lăn vì không đủ điều kiện để mua xe lăn tự động, ba sinh viên Trường đại học Quảng Bình đã nảy ra ý tưởng chế tạo một chiếc xe lăn chạy bằng điện giá rẻ giúp người khuyết tật nghèo đi lại dễ dàng hơn. Sáng chế này vừa được trao giải nhì cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học của Trường đại học Quảng Bình.