(QBĐT) - “Nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học...” là nhiệm vụ mang tính đột phá trong việc dạy. và học tiếng Anh theo Kết luận số 91-KT/TW của Bộ Chính trị. Năm học 2024-2025, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) cũng đặt ra yêu cầu: “Nghiên cứu và xây dựng đề án, kế hoạch từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học”. Nhiệm vụ này cơ bản nhận được sự đồng tình, ủng hộ của giáo viên (GV), học sinh (HS) và phụ huynh HS trên địa bàn tỉnh. Đó là điều kiện thuận lợi để toàn tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh, góp phần thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
![]() |
Ngoài ra, GV cũng phối hợp với phụ huynh nhắc nhở HS tích cực học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới môn Tiếng Anh ở nhà; khuyến khích phụ huynh hỗ trợ các em tham dự các cuộc thi tiếng Anh qua internet. Nhờ quan tâm đầu tư nên chất lượng dạy, học tiếng Anh đại trà của nhà trường được nâng lên. Một số HS đã thể hiện được năng khiếu vượt trội đã đạt kết quả cao trong các cuộc thi: Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc, nói tiếng Anh với sơ đồ tư duy…
Giữ vững “thương hiệu”
Những năm qua, các trường học ở TP. Đồng Hới đặc biệt chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh. Nhờ đó, chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh ở các trường học trên địa bàn ngày càng được nâng lên rõ rệt, luôn đứng đầu toàn tỉnh.
Phó trưởng Phòng GD-ĐT TP. Đồng Hới Trương Thị Thu Hiền cho biết: Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh trong các trường phổ thông trên địa bàn, phòng đã ban hành nhiều văn bản và hướng dẫn các đơn vị trường học nghiêm túc triển khai thực hiện bảo đảm yêu cầu về thời lượng và chất lượng; chỉ đạo các trường tiểu học tăng cường phối hợp với các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn tổ chức dạy học tiếng Anh cho HS với GV nước ngoài.
![]() |
Để nâng cao chất lượng đội ngũ, Phòng GD-ĐT đã cử GV môn Tiếng Anh tham gia tập huấn nâng cao năng lực ngoại ngữ, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy để GV môn Tiếng Anh tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực. Cùng với việc thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh truyền thông, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, cơ sở vật chất của các trường trên địa bàn luôn được đầu tư, các trường đã khuyến khích được đa số HS tham gia học tiếng Anh với GV nước ngoài…
Nhờ đó, chất lượng đội ngũ GV môn Tiếng Anh ngày càng đáp ứng được yêu cầu về đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy trong giai đoạn hiện nay. Chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh ở TP. Đồng Hới luôn đứng đầu toàn tỉnh trong các năm học 2022-2023, 2023-2024, thể hiện trong các cuộc thi tuyển chọn HS giỏi môn Tiếng Anh lớp 9 cấp tỉnh với 100% HS đoạt giải, xếp thứ nhất toàn tỉnh về chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 ở các trường THPT. Một số trường ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học môn Tiếng Anh thành công, như: Trường tiểu học Đức Ninh Đông, Trường THCS Đồng Hải…
“Nhận thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học, các GV Tiếng Anh của trường đã không ngừng học hỏi nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài học sinh động, lồng ghép các trò chơi hấp dẫn nhằm gây hứng thú cho HS trong mỗi giờ học. Nhà trường kết hợp với các GV chủ nhiệm thành lập các nhóm riêng kết nối với HS của từng lớp qua các công cụ hỗ trợ thông dụng, như: Zalo, facebook,… nhằm hướng dẫn, hỗ trợ HS, chia sẻ kết quả học tập; HS cũng chia sẻ các sản phẩm, dự án lên nhóm và truy cập vào các địa chỉ, đường link để tham khảo, tìm hiểu cũng như tải các tài liệu, bài tập và các nguồn học liệu bổ ích khác…
![]() |
Qua đó, giúp cho HS bắt kịp được xu thế của thời đại, chủ động tích cực hơn trong mọi hoạt động học tập, tạo được một làn sóng hứng khởi, đam mê tìm hiểu và khám phá tri thức, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trường”, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đức Ninh Đông Nguyễn Thị Hiệp chia sẻ.
Tuy nhiên, điều khiến tôi băn khoăn là lộ trình đưa tiếng Anh vào trường học như thế nào cho phù hợp với từng lứa tuổi HS, để các cháu không cảm thấy áp lực. Bởi lẽ, trên thực tế, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để cho con em mình theo học tiếng Anh từ nhỏ và chắc chắn có nhiều cháu khi sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều này không chỉ đòi hỏi năng lực của GV mà còn phải bảo đảm về cơ sở vật chất, hạ tầng để hỗ trợ cho các cháu trong quá trình học tập. Nếu các cơ sở giáo dục không bảo đảm được hai tiêu chí này thì sẽ rất khó để thực hiện việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
![]() |
Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là điều nên làm, cần sớm được hiện thực hóa, tuy nhiên, điều này không hề đơn giản, đặc biệt là đối với các trường học ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, theo tôi, việc này cần phải có một lộ trình cụ thể, chi tiết, áp dụng cho từng địa phương, từng vùng, thậm chí là từng đối tượng HS chứ không nên áp dụng một cách ồ ạt, đại trà, gây khó khăn, áp lực cho cả nhà trường lẫn HS và phụ huynh.