Quảng Ninh thực hiện các giải pháp đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo

  • 05:09, 16/09/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Ngày 16/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức buổi làm việc với huyện Quảng Ninh về tình hình phát triển giáo dục, đồng thời tăng cường sự phối hợp trong công tác quản lý đối với lĩnh vực GD-ĐT. Tham dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị, địa phương liên quan.
Toàn cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc.
Những năm gần đây, ngành GD-ĐT Quảng Ninh có bước phát triển tích cực; cơ sở vật chất trường học cơ bản đồng bộ; chất lượng giáo dục mũi nhọn được duy trì vững chắc, thuộc top đầu của tỉnh; đội ngũ giáo viên bảo đảm về năng lực, phẩm chất để thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018; quy mô, mạng lưới trường, lớp ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
 
Toàn huyện hiện có 47 trường học từ bậc mầm non đến THCS; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 97,9%. Hiện tại, huyện có 35/47 đơn vị đạt chuẩn quốc gia, xếp thứ 3/8 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) ở các cấp học trên địa bàn được được duy trì (đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi, PCGD tiểu học mức độ 3, PCGD THCS mức độ 3, PCGD xóa mù chữ đạt mức độ 2).
 
Trong năm học vừa qua, Phòng GD-ĐT Quảng Ninh hoàn thành xuất sắc 16/16 tiêu chí thi đua, được Sở GD-ĐT đánh giá cao và xếp thứ 3/8 đơn vị trong toàn tỉnh.
 
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Quảng Ninh vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định, như: Cơ sở vật chất một số trường học đã xuống cấp nhưng thiếu kinh phí đầu tư, nâng cấp, xây mới; thiếu đội ngũ giáo viên… nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng trường chuẩn quốc gia và công tác phát triển giáo dục trên địa bàn huyện.
Đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT phát biểu tại buổi làm việc
Đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại buổi làm việc.
Các đại biểu tham dự buổi làm việc đã tập trung thảo luận, bàn biện pháp khắc phục khó khăn, để triển khai tốt nhiệm vụ năm học 2024-2025, trọng tâm là thực hiện Chương trình GDPT 2018, nhất là đối với lớp 5, lớp 9 và việc sáp nhập một số trường học trên địa bàn. Huyện cũng đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, triển khai hiệu quả các nội dung của chương trình giáo dục mầm non, GDPT.
 
Mặt khác, huyện sẽ ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp; điều chỉnh tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ và đẩy mạnh công tác định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS…
 
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT đã trả lời các kiến nghị, đề xuất của UBND huyện. Những nội dung vượt thẩm quyền, sở tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan để báo cáo UBND tỉnh xem xét.
Nh.V

tin liên quan

Ngành Giáo dục-Đào tạo: Phát động ủng hộ đồng bào vùng bị thiệt hại do bão, lũ
Ngành Giáo dục-Đào tạo: Phát động ủng hộ đồng bào vùng bị thiệt hại do bão, lũ

(QBĐT) - Chiều nay 11/9, Sở Giáo dục-Đào tạo, Công đoàn ngành Giáo dục tổ chức phát động ủng hộ đồng bào vùng bị thiệt hại do bão, lũ gây ra ở các tỉnh, thành phố phía Bắc.

Cung cấp bổ sung sách giáo khoa, giúp học sinh nhanh chóng ổn định học tập
Cung cấp bổ sung sách giáo khoa, giúp học sinh nhanh chóng ổn định học tập

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các đơn vị cung ứng sách giáo khoa tại địa phương kịp thời cung cấp bổ sung sách giáo khoa cho học sinh.

Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập
Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập

(QBĐT) - Bước vào năm học mới 2024-2025, ngành Giáo dục và Đào tạo TP. Đồng Hới tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập" gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...