Minh Hóa: Tăng cường đầu tư nguồn lực cho phát triển giáo dục

  • 07:10, 01/10/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Chiều 30/9, Sở Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức buổi làm việc với huyện Minh Hóa về tình hình phát triển giáo dục, đồng thời tăng cường sự phối hợp trong công tác quản lý đối với lĩnh vực GD-ĐT.

Theo báo cáo của UBND huyện Minh Hóa, những năm qua, huyện quan tâm, đầu tư cho sự nghiệp GD-ĐT. Mạng lưới trường học trên địa bàn từng bước được sắp xếp tinh gọn, hiệu quả, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh (HS).

Toàn ngành đã nỗ lực khắc phục những khó khăn do dịch Covid-19 để thực hiện dạy học bảo đảm kế hoạch, chương trình năm học. Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên (CBGV) được chuẩn hóa và nâng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 

Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Năm học 2021-2022, toàn huyện có 48 trường học. Huyện đã triển khai hiệu quả các nội dung của chương trình giáo dục mầm non (MN), giáo dục phổ thông (GDPT), giáo dục thường xuyên; triển khai thực hiện các nội dung của chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025”, “Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em MN, HS tiểu học (TH) vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” và quan tâm đến HS có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho các em đến trường.

Ngành GD-ĐT huyện cũng triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa GDPT mới và đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập… Đặc biệt, huyện tiếp tục duy trì và phát triển quy mô mạng lưới trường lớp tại các vùng có đồng bào DTTS, bảo đảm tốt chế độ chính sách đối với HS và đội ngũ CBGV vùng DTTS… Từ những nỗ lực đó, huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) MN cho trẻ 5 tuổi, duy trì đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3, đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. 

Đại diện Phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa trình bày những khó khăn, vướng mắc của huyện trong công tác phát triển GD-ĐT
Đại diện Phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa trình bày những khó khăn, vướng mắc của huyện trong công tác phát triển GD-ĐT.

Bên cạnh đó, Minh Hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn trên hành trình phát triển sự nghiệp GD-ĐT. CSVC một số trường học xuống cấp, nhiều nơi phải sử dụng các phòng học tạm; thiếu đội ngũ GV; thiếu thiết bị dạy học; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia còn gặp nhiều rào cản, một số trường có nguy cơ sụt chuẩn do CSVC xuống cấp...

Huyện đang thiếu 33 phòng học, 122 phòng chức năng, 138 công trình vệ sinh cho GV, HS… Kết quả PCGD, xóa mù chữ của huyện thiếu vững chắc. Công tác xã hội hóa cho giáo dục chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng giáo dục mặc dù đã có những cải thiện tích cực nhưng so với mặt bằng chung của tỉnh vẫn còn thấp, chưa đồng đều giữa các vùng, miền…

Tại buổi làm việc, các đại biểu tập trung thảo luận, bàn biện pháp khắc phục khó khăn để duy trì ổn định mạng lưới trường học các cấp, nhất là vùng đặc biệt khó khăn; từng bước cơ cấu lại đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục; đồng thời duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng PCGD các cấp học và tiếp tục triển khai Chương trình GDPT năm 2018 đúng lộ trình.
 
Huyện cũng tiếp tục tham mưu tăng trưởng CSVC để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt đối với các trường nằm trong lộ trình xây dựng đạt chuẩn năm 2022 và 2023.
 
Về vấn đề thiếu GV, CSVC xuống cấp, Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục tham mưu cấp có thẩm quyền để từng bước tháo gỡ khó khăn đồng hành cùng với huyện Minh Hóa trên lĩnh vực phát triển GD-ĐT.
 
Nh. V

tin liên quan

Mùa vui
Mùa vui

(QBĐT) - Trong không khí thân mật của buổi gặp gỡ hai học sinh tiêu biểu của Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh vào sáng 1/10, thầy giáo Phạm Hồng Việt, Hiệu trưởng nhà trường hồ hởi cho biết: Qua tổng hợp ban đầu, năm học 2022-2023 trường có 18 em đậu đại học, trong đó nhiều em có số điểm rất cao. Đây thật sự là "mùa vui" của trường!".

Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ cho học tập suốt đời sau đại dịch Covid-19
Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ cho học tập suốt đời sau đại dịch Covid-19

(QBĐT) - Sáng nay (1/10), các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức lễ phát động "Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời" năm 2022 với chủ đề  "Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ cho học tập suốt đời sau đại dịch Covid-19". 

Chuyển đổi số trong giáo dục: Hướng tới thay đổi diện mạo toàn ngành
Chuyển đổi số trong giáo dục: Hướng tới thay đổi diện mạo toàn ngành

(QBĐT) - Ngành Giáo dục-Đào tạo đã và đang tập trung nguồn lực nhằm thực hiện lộ trình chuyển đổi số, đẩy mạnh các hoạt động áp dụng công nghệ để thúc đẩy việc đổi mới, sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý giáo dục.