Việt Nam có 12 cơ sở giáo dục trong Bảng xếp hạng đại học châu Á

  • 02:11, 03/11/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Trường Đại học Tôn Đức Thắng ở vị trí 142, Đại học Quốc gia Hà Nội ở vị trí 147, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vị trí 179... trong Bảng xếp hạng đại học châu Á do QS AUR công bố.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng. (Nguồn: Tdtu.edu.vn)
Trường Đại học Tôn Đức Thắng. (Nguồn: Tdtu.edu.vn)
Ngày 2-11, Tổ chức xếp hạng Quacquarelli Symonds của Anh (QS AUR) đã công bố kết quả Bảng xếp hạng đại học châu Á.
 
Việt Nam có 12 cơ sở giáo dục đại học góp mặt trong bảng xếp hạng này.
 
Cụ thể, Trường Đại học Tôn Đức Thắng ở vị trí 142, Đại học Quốc gia Hà Nội ở vị trí 147, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vị trí 179, Trường Đại học Duy Tân vị trí 210, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong nhóm 281-290, Đại học Huế trong nhóm 401-450, Đại học Cần Thơ và Đại học Đà Nẵng trong nhóm 501-550; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong nhóm 551-600; Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong nhóm 601-650.
 
QS AUR 2022 xếp hạng cho 675 cơ sở giáo dục đại học thuộc châu Á, trong đó có 38 cơ sở giáo dục đại học lần đầu tiên tham gia xếp hạng.
 
Kết quả xếp hạng này được thu thập từ phản hồi của hơn 130.000 học giả và 75.000 nhà tuyển dụng trên toàn thế giới cùng với phân tích kết quả thu thập từ khoảng 96 triệu trích dẫn (trong giai đoạn 2015-2020) từ 14,7 triệu công bố khoa học (trong giai đoạn 2015-2019) sau khi đã loại bỏ tự trích dẫn.
 
Về tiêu chí và trọng số xếp hạng, Bảng xếp hạng đại học châu Á 2022 giữ nguyên phương pháp xếp hạng khi đánh giá các cơ sở giáo dục đại học theo 11 chỉ số: đánh giá của học giả; đánh giá của nhà tuyển dụng; tỷ lệ giảng viên/sinh viên; tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ; số bài báo khoa học/giảng viên; tỷ lệ trích dẫn/bài báo khoa học; mạng lưới nghiên cứu quốc tế; tỷ lệ giảng viên quốc tế; tỷ lệ sinh viên quốc tế; tỷ lệ sinh viên đến trao đổi và tỷ lệ sinh viên đi trao đổi.
 
Trong bảng xếp hạng năm nay, Singapore tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu với 2 cơ sở giáo dục đại học: NUS (National University of Singapore - hạng 1 châu Á; hạng 11 thế giới) và NTU (Nanyang Technological University Singapore - hạng 3 châu Á; hạng 12 thế giới).
 
Ngoài ra, trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia có nhiều cơ sở giáo dục đại học trong top 50 nhất với 5 cơ sở giáo dục, trong đó Đại học Malaya có thứ hạng tốt nhất, thứ 8 châu Á. Sau Malaysia là Thái Lan với 23 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng (trong đó 2 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong top 50); Philippines có 15 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng và Indonesia có 34 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng./.
 
Theo Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trên internet
Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trên internet

Ảnh hưởng kéo dài từ đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều hoạt động của nhà trường, phụ huynh, học sinh, sinh viên phải thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Song song với hoạt động giảng dạy trực tuyến, các nền tảng, ứng dụng công nghệ cũng đem tới giải pháp hỗ trợ trong hoạt động quản lý, trao đổi thông tin giữa giáo viên với gia đình và người học.

Tổ chức dạy học cho học sinh lớp 1 trong khu cách ly tập trung
Tổ chức dạy học cho học sinh lớp 1 trong khu cách ly tập trung

(QBĐT) - Sáng 2-11, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuyên Hóa Hoàng Văn Phúc cho biết, từ ngày 3-11, 29 em học sinh lớp 1 (Trường tiểu học Sơn Hóa) sẽ được tổ chức dạy học trực tiếp ngay trong khu cách ly tập trung (khu CLTT).

Cách dạy học trực tuyến hiệu quả
Cách dạy học trực tuyến hiệu quả

Dịch Covid-19 kéo dài quá lâu, khiến các trường học đóng cửa, học sinh ở nhà phải học trực tuyến hoặc qua truyền hình. Tuy nhiên khi đánh giá về dạy học trực tuyến, các chuyên gia có chung nhận định: Hiệu quả dạy học thấp, học sinh không hoạt động tập thể, không giao tiếp trực tiếp, mất kết nối với bạn bè, thầy cô và xã hội; ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe; tạo ra sự mệt mỏi, căng thẳng cho người dạy và người học.