![]() |
Hội thảo tập hợp 81 bài tham luận của các nhà khoa học, trong đó có 74 bài được chọn đăng ở kỷ yếu hội thảo. Đây là một công trình lớn quy tụ sức mạnh trí tuệ cả các nhà khoa học, nhà giáo, tập trung vào những vấn đề đặt ra trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị theo chương trình mới với 6 nội dung chính như: đổi mới phương pháp dạy, học tập các môn học: Triết học Mác - Lê-nin, Kinh tế chính trị Mác - Lê-nin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam theo chương trình mới.
Hội thảo cũng thảo luận nhiều nội dung được đặt ra trong công tác giảng dạy các môn lý luận chính trị trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số.
![]() |
Một số tham luận được trình bày, thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, như: “Vận dụng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII vào giảng dạy các môn lý luận chính trị” (PGS.TS Trần Đăng Sinh, TS. Nguyễn Thị Vân, Trường đại học Sư phạm Hà Nội), “Blended Learning đối với môn Triết học Mác-Lê-nin trong trường đại học”, (TS. Nguyễn Thị Hồng Phương, Trường đại học Mở, TP. Hồ Chí Minh), “Dạy và học theo phương pháp tích cực đối với môn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong các trường đại học hiện nay” (PGS.TS. Ngô Văn Hà, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng), “Dạy học trực tuyến và kết hợp các học phần lý luận chính trị ở Trường đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương - sự hiện thực hóa triết lý giáo dục hòa hợp, tích cực” (thạc sỹ Trần Trung Chung Trường đại học Thủ Dầu Một)…