![]() |
Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
(QBĐT) - Những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu không ngơi nghỉ, ngành (GD-ĐT) huyện Lệ Thủy đã đạt được kết quả quan trọng trên tất cả các mặt. Đặc biệt, chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn ở các cấp học được nâng lên; cơ sở vật chất được quan tâm… Kết quả ấy là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Sở GD-ĐT, UBND huyện Lệ Thủy và sự nỗ lực, phấn đấu của các đơn vị trực thuộc trong việc đề ra những giải pháp đồng bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về GD-ĐT.
Hệ thống trường, lớp học trên địa bàn huyện Lệ Thủy không ngừng được củng cố và phát triển đều khắp ở các vùng miền, đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương. Đến nay, toàn huyện có 85 trường học (trong đó, cấp mầm non có 28 trường, cấp tiểu học có 28 trường, cấp THCS có 29 trường), với tổng số khoảng 30.000 học sinh.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn, ngành GD-ĐT huyện Lệ Thủy đã tập trung đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học; chất lượng dạy và học luôn được duy trì ổn định, từng bước được nâng lên vững chắc. Toàn ngành đã triển khai thực hiện các văn bản của Bộ GĐ-ĐT và Sở GD-ĐT về thực hiện phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và góp phần thực hiện phổ cập giáo dục THPT theo kế hoạch của UBND tỉnh và UBND huyện.
Hiện huyện Lệ Thủy đang giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 3, xóa mù chữ đạt mức độ 2; phổ cập giáo dục THCS huyện đạt mức độ 2, trong đó có 25/26 xã đạt mức độ 3 (huyện sẽ đạt phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 vào cuối năm 2020).
Bên cạnh đó, ngành GD-ĐT huyện Lệ Thủy đã chỉ đạo cấp học mầm non tiếp tục rà soát, điều chỉnh và tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Vì vậy, các đơn vị mầm non đã làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh để nâng chất lượng bữa ăn cho trẻ, tỷ lệ suy sinh dưỡng được cải thiện và giảm dần qua hàng năm, hiện đạt dưới 4% cả hai thể (nhẹ cân và thấp còi).
Đối với chất lượng giáo dục toàn diện ở cấp tiểu học, đến nay, toàn ngành đã tổ chức 37/37 trường học ngoại ngữ theo chương trình 10 năm, xây dựng chương trình dạy bơi cho học sinh tiểu học từ lớp 1 đến 5, phát huy tối đa 17 bể bơi, nâng tỷ lệ học sinh biết bơi lên 65%. Đặc biệt, trên địa bàn đã có 10 trường triển khai mô hình dạy học mới Việt Nam; 37/37 trường dạy học theo tài liệu Mỹ thuật mới…
Ngoài ra, ngành GD-ĐT huyện đã chỉ đạo các trường miền núi tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; tiếp tục mở các lớp khuyết tật tại Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật đối với trẻ khuyết tật nặng. Nhờ vậy, tỷ lệ trẻ khuyết tật từ 6-14 tuổi có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục là 193/202 trẻ, đạt tỷ lệ 95,54%, vượt 35,54% so với tiêu chuẩn quy định.
Cùng với đó, ngành GD-ĐT huyện Lệ Thủy đã làm tốt công tác nâng cao chất lượng giáo dục trung học, đến nay, cấp THCS có 29/29 đơn vị đã triển khai khá hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực trong các tiết dạy theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh.
Đối với chất lượng mũi nhọn, nhất là các trường THCS, Phòng GD-ĐT đã tập trung chỉ đạo, làm tốt công tác bồi dưỡng, tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi, sàng lọc, lựa chọn, tập trung bồi dưỡng. Nhờ vậy, kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh tháng 12-2019 có 46 em đạt giải (chiếm tỷ lệ 65% học sinh dự thi, xếp đầu về số lượng giải, trong đó có 7 giải nhất, cao nhất trong số các huyện, thị xã).
Song song với công tác nâng cao, đổi mới chất lượng giáo dục toàn diện, ngành GD-ĐT huyện Lệ Thủy chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác tham mưu tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục theo hướng hiện đại; tích cực cải tạo các phòng học bộ môn đạt chuẩn, xây dựng thư viện tiên tiến; đẩy nhanh chương trình kiến cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; chú trọng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và giáo viên dạy giỏi; triển khai công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên…
Thầy giáo Nguyễn Văn Vững, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Lệ Thủy cho biết, để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện trên địa bàn, tạo nên những chuyển biến mới, thời gian tới, ngành GD-ĐT Lệ Thủy sẽ tích cực tham mưu cho Huyện ủy, HĐND và UBND huyện tiếp tục hoàn thiện mạng lưới trường, lớp, đặc biệt ở các xã vùng cao, vùng khó khăn nhằm tạo điều kiện cho các cháu mầm non, học sinh tiểu học và THCS đến trường thuận lợi; phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, địa phương nhằm huy động tối đa trẻ, học sinh đến trường, tiếp tục ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh bỏ học; đổi mới phương pháp dạy học các môn học theo chỉ đạo mới của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và học...
Xuân Vương
(QBĐT) - Những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu không ngơi nghỉ, ngành (GD-ĐT) huyện Lệ Thủy đã đạt được kết quả quan trọng trên tất cả các mặt. Đặc biệt, chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn ở các cấp học được nâng lên; cơ sở vật chất được quan tâm… Kết quả ấy là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Sở GD-ĐT, UBND huyện Lệ Thủy và sự nỗ lực, phấn đấu của các đơn vị trực thuộc trong việc đề ra những giải pháp đồng bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về GD-ĐT.
Hệ thống trường, lớp học trên địa bàn huyện Lệ Thủy không ngừng được củng cố và phát triển đều khắp ở các vùng miền, đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương. Đến nay, toàn huyện có 85 trường học (trong đó, cấp mầm non có 28 trường, cấp tiểu học có 28 trường, cấp THCS có 29 trường), với tổng số khoảng 30.000 học sinh.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn, ngành GD-ĐT huyện Lệ Thủy đã tập trung đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học; chất lượng dạy và học luôn được duy trì ổn định, từng bước được nâng lên vững chắc. Toàn ngành đã triển khai thực hiện các văn bản của Bộ GĐ-ĐT và Sở GD-ĐT về thực hiện phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và góp phần thực hiện phổ cập giáo dục THPT theo kế hoạch của UBND tỉnh và UBND huyện.
Hiện huyện Lệ Thủy đang giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 3, xóa mù chữ đạt mức độ 2; phổ cập giáo dục THCS huyện đạt mức độ 2, trong đó có 25/26 xã đạt mức độ 3 (huyện sẽ đạt phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 vào cuối năm 2020).
Bên cạnh đó, ngành GD-ĐT huyện Lệ Thủy đã chỉ đạo cấp học mầm non tiếp tục rà soát, điều chỉnh và tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Vì vậy, các đơn vị mầm non đã làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh để nâng chất lượng bữa ăn cho trẻ, tỷ lệ suy sinh dưỡng được cải thiện và giảm dần qua hàng năm, hiện đạt dưới 4% cả hai thể (nhẹ cân và thấp còi).
Đối với chất lượng giáo dục toàn diện ở cấp tiểu học, đến nay, toàn ngành đã tổ chức 37/37 trường học ngoại ngữ theo chương trình 10 năm, xây dựng chương trình dạy bơi cho học sinh tiểu học từ lớp 1 đến 5, phát huy tối đa 17 bể bơi, nâng tỷ lệ học sinh biết bơi lên 65%. Đặc biệt, trên địa bàn đã có 10 trường triển khai mô hình dạy học mới Việt Nam; 37/37 trường dạy học theo tài liệu Mỹ thuật mới…
Ngoài ra, ngành GD-ĐT huyện đã chỉ đạo các trường miền núi tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; tiếp tục mở các lớp khuyết tật tại Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật đối với trẻ khuyết tật nặng. Nhờ vậy, tỷ lệ trẻ khuyết tật từ 6-14 tuổi có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục là 193/202 trẻ, đạt tỷ lệ 95,54%, vượt 35,54% so với tiêu chuẩn quy định.
Cùng với đó, ngành GD-ĐT huyện Lệ Thủy đã làm tốt công tác nâng cao chất lượng giáo dục trung học, đến nay, cấp THCS có 29/29 đơn vị đã triển khai khá hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực trong các tiết dạy theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh.
Đối với chất lượng mũi nhọn, nhất là các trường THCS, Phòng GD-ĐT đã tập trung chỉ đạo, làm tốt công tác bồi dưỡng, tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi, sàng lọc, lựa chọn, tập trung bồi dưỡng. Nhờ vậy, kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh tháng 12-2019 có 46 em đạt giải (chiếm tỷ lệ 65% học sinh dự thi, xếp đầu về số lượng giải, trong đó có 7 giải nhất, cao nhất trong số các huyện, thị xã).
Song song với công tác nâng cao, đổi mới chất lượng giáo dục toàn diện, ngành GD-ĐT huyện Lệ Thủy chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác tham mưu tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục theo hướng hiện đại; tích cực cải tạo các phòng học bộ môn đạt chuẩn, xây dựng thư viện tiên tiến; đẩy nhanh chương trình kiến cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; chú trọng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và giáo viên dạy giỏi; triển khai công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên…
Thầy giáo Nguyễn Văn Vững, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Lệ Thủy cho biết, để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện trên địa bàn, tạo nên những chuyển biến mới, thời gian tới, ngành GD-ĐT Lệ Thủy sẽ tích cực tham mưu cho Huyện ủy, HĐND và UBND huyện tiếp tục hoàn thiện mạng lưới trường, lớp, đặc biệt ở các xã vùng cao, vùng khó khăn nhằm tạo điều kiện cho các cháu mầm non, học sinh tiểu học và THCS đến trường thuận lợi; phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, địa phương nhằm huy động tối đa trẻ, học sinh đến trường, tiếp tục ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh bỏ học; đổi mới phương pháp dạy học các môn học theo chỉ đạo mới của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và học...
Xuân Vương