100% giáo viên dạy lớp 1 phải được bồi dưỡng trước 30-7

  • 02:05, 20/05/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Bộ GD-ĐT đề ra mục tiêu 100% giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021 phải được bồi dưỡng hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trước ngày 30-7 và đến hết năm nay, toàn bộ giáo viên cấp tiểu học phải được bồi dưỡng về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và bồi dưỡng phương pháp dạy học-giáo dục.
 Đại diện các Sở GD-ĐT, trường sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục trao đổi về bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đại diện các Sở GD-ĐT, trường sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục trao đổi về bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phát biểu tại hội thảo triển khai thực hiện Quy chế bồi dưỡng thường xuyên, cơ chế phối hợp các bên liên quan trong bồi dưỡng thường xuyên thuộc chương trình ETEP (chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông) với đại diện 63 Sở GD-ĐT, các trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục, Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Đối với cấp THCS, THPT, hết năm 2020, 100% giáo viên phải được bồi dưỡng về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo Thứ trưởng chỉ khi cán bộ quản lý, giáo viên hiểu kỹ, nắm chắc chương trình tổng thể, chương trình các môn học và hoạt động giáo dục thì triển khai dạy học mới có thể thành công.
 
Theo Bộ GD-ĐT, các mốc thời gian triển khai việc bồi dưỡng giáo viên, được 63 Sở GD-ĐT đồng thuận, các trường đại học tham gia chương trình ETEP thống nhất cao.
 
Bộ GD-ĐT đánh gía việc bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp là rất quan trọng và đã ban hành những văn bản làm căn pháp lý để các địa phương triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ, giáo viên của địa phương. Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên; chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
 
Trong giai đoạn này, để chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, công tác bồi dưỡng cán bộ, giáo viên ưu tiên cho các nội dung về chương trình 2018. Trong đó, tập trung vào bốn modul là: Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018; Phương pháp dạy học và giáo dục; Kiểm tra đánh giá học sinh; Xây dựng kế hoạch dạy học giáo dục.
 
Theo số liệu của chương trình ETEP, đến hết năm 2019, đã có 28.221 giáo viên phổ thông cốt cán được bồi dưỡng modul “Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018”; 3.984 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán được bồi dưỡng modul “Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường phổ thông”. Trong đó, 25.014 giáo viên phổ thông cốt cán hoàn thành với 88% giáo viên được đánh giá đạt; 3.951 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán hoàn thành, 99% được đánh giá “đạt”.
 
Theo Hoa Lê (Báo Nhân Dân)

tin liên quan

Những đối tượng được tuyển thẳng vào đại học
Những đối tượng được tuyển thẳng vào đại học

Năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quy định rõ những đối tượng được tuyển thẳng vào đại học. Đây cũng là căn cứ để các trường đại học đưa vào phương án xét tuyển của trường.

Truy tìm kẻ biến thái sàm sỡ học sinh lớp 5 trong nhà vệ sinh trường học
Truy tìm kẻ biến thái sàm sỡ học sinh lớp 5 trong nhà vệ sinh trường học

(QBĐT) - Trưa 18-5, tại Trường tiểu học Đồng Phú (TP. Đồng Hới) xảy ra sự việc 1 em học sinh lớp 5 trong lúc đi vệ sinh đã bị 1 kẻ biến thái đột nhập nhà vệ sinh nữ của trường và giở trò sàm sỡ. 

Không tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa
Không tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa
Sau hai lần đấu thầu để tuyển chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa (SGK) không thành công, người đứng đầu Bộ GD-ĐT cho biết Bộ sẽ không tổ chức biên soạn một bộ SGK như nhiệm vụ được giao và Bộ trưởng GD-ĐT cũng cho rằng việc này sẽ thuận lợi hơn cho việc phát triển xã hội hóa biên soạn SGK, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà xuất bản.