(QBĐT) - Xử lý tài sản công dôi dư sau sắp xếp không chỉ tránh tình trạng bỏ trống, không sử dụng, sử dụng sai mục đích, sử dụng kém hiệu quả tài sản, nguồn lực của Nhà nước và nhân dân, mà còn tránh thất thoát, lãng phí. Thời gian qua, cùng với việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), TX. Ba Đồn đã chủ động xây dựng phương án xử lý trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp dôi dư sau khi sắp xếp.
Nhiều tài sản công chưa được xử lý
Sau khi rà soát, Ba Đồn là phường có số lượng tài sản công “tồn đọng” phải xử lý nhiều nhất trên địa bàn TX. Ba Đồn, với 6 công trình, trụ sở, gồm: Khu vực rạp trời, trụ sở Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực TX. Ba Đồn, Công ty Lương thực Bình Trị Thiên, trụ sở Hội Nông dân thị trấn Ba Đồn (cũ), trụ sở Ban Quản lý các công trình công cộng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất thị xã. Trừ công trình trụ sở Ban Quản lý các công trình công cộng đã chuyển giao cho Trung tâm Giáo dục thường xuyên, giáo dục dạy nghề quản lý và sử dụng, 5 công trình nói trên được UBND TX. Ba Đồn chuyển giao phường Ba Đồn xử lý, với phương án bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Trụ sở UBND TX. Ba Đồn hiện nay sẽ trở thành trụ sở làm việc của phường Ba Đồn sau sắp xếp.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBND phường Ba Đồn Trần Việt Châu cho hay, hiện chính quyền địa phương chỉ nhận được quyết định bàn giao của 2 cơ sở nhà, đất dôi dư, bỏ trống trên địa bàn. Đó là trụ sở của Công ty Lương thực Bình Trị Thiên và trụ sở Hội Nông dân thị trấn Ba Đồn (cũ). Đối với trụ sở của Công ty Lương thực Bình Trị Thiên, phường đã có tờ trình đề nghị phương án bán đấu giá, song do vướng mắc liên quan đến phần tài sản của công ty, nên chưa tổ chức bán được. Theo đó, công ty này yêu cầu phải bồi thường phần tài sản là dãy nhà kho cũ của công ty mới đồng ý giao đất. Còn trụ sở Hội Nông dân thị trấn Ba Đồn (cũ), phường dự kiến mở rộng diện tích để làm công viên và bãi đỗ xe. UBND phường đang tiến hành các thủ tục để thực hiện.
Trao đổi về vấn đề này, một lãnh đạo Phòng Tài chính-Kế hoạch TX. Ba Đồn cho biết, đó mới chỉ là phương án đề xuất đối với các cơ sở nhà, đất dôi dư, bỏ trống chưa xử lý trên địa bàn sau rà soát để báo cáo lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi có quyết định của cấp trên, thị xã sẽ giao cho các địa phương xử lý theo phương án đã đề xuất.
Tiến hành đồng thời với sắp xếp đơn vị hành chính
Thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC, TX. Ba Đồn có 4 ĐVHC sau sáp nhập, gồm: 2 phường Ba Đồn và Bắc Gianh, 2 xã Nam Gianh và Nam Ba Đồn. Cụ thể, thành lập phường Ba Đồn trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Quảng Hải và các phường Quảng Phong, Quảng Long, Ba Đồn. Trụ sở làm việc sau khi sắp xếp là trụ sở UBND TX. Ba Đồn và Thị ủy Ba Đồn hiện nay. Trụ sở phường Quảng Long giao cho Trường mầm non Quảng Long quản lý, sử dụng phục vụ cho công tác dạy học.
Thành lập phường Bắc Gianh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Quảng Phúc, Quảng Thuận và Quảng Thọ. Trụ sở mới phường Quảng Thọ được lấy làm trụ sở làm việc sau khi sắp xếp.
Sau sắp xếp, TX. Ba Đồn có 8 trụ sở tiếp tục sử dụng, 3 trụ sở dôi dư và 8 trụ sở giữ nguyên hiện trạng, dự kiến đến năm 2026 xử lý, gồm trụ sở: Phường Quảng Phong, phường Quảng Phúc, phường Quảng Thuận, xã Quảng Hải, xã Quảng Minh, xã Quảng Hòa, xã Quảng Tân, xã Quảng Sơn.
Xã Nam Gianh được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Quảng Hòa, Quảng Lộc, Quảng Văn và Quảng Minh, lấy trụ sở của xã Quảng Lộc hiện nay làm trụ sở làm việc. Trụ sở xã Quảng Văn được sử dụng để phục vụ công tác an ninh-quốc phòng. Xã Nam Ba Đồn được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Quảng Tân, Quảng Trung, Quảng Thủy, Quảng Sơn và lấy trụ sở xã Quảng Trung hiện nay làm trụ sở làm việc. Trụ sở xã Quảng Tiên dùng để phục vụ công tác an ninh-quốc phòng. Trụ sở xã Quảng Thủy tạm giao cho Công an xã Quảng Thủy quản lý, sử dụng.
Vấn đề đặt ra hiện nay là xử lý các tài sản công này như thế nào? Chủ tịch UBND TX. Ba Đồn Đinh Thiếu Sơn cho biết, trong quá trình xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp, thị xã đã đồng thời xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý các trụ sở và tài sản công dôi dư. Với phương châm, việc bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản phải phù hợp với đối tượng quản lý, sử dụng, tính chất, đặc điểm của tài sản, tận dụng tối đa nguồn lực của tài sản hiện có và phải có tầm nhìn dài hạn để phục vụ các mục tiêu lâu dài.
Theo đó, thị xã ưu tiên bố trí trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện (sau khi bỏ cấp huyện) cho ĐVHC cấp cơ sở nơi đóng trụ sở hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị khác của Nhà nước có nhu cầu để làm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp. Đối với các trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp dôi dư sau khi đã bố trí, sắp xếp sẽ xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; trong đó, ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, sử dụng cho các mục đích công cộng khác của địa phương, như: Thư viện, công viên, thiết chế văn hóa, thể thao... hoặc thu hồi để giao cho các tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà của địa phương quản lý, khai thác sử dụng, tránh lãng phí.
Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt. Nhưng với đồng bào, đồng chí, mỗi dịp 19/5 là một khoảnh khắc thiêng liêng-không chỉ để bày tỏ lòng kính yêu với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn để soi lại chính mình qua tấm gương đạo đức trong sáng, đời sống thanh bạch và trái tim luôn rộng mở vì nước, vì dân của Bác.