Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch Covid-19

  • 01:10, 14/10/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Ngày 13-10, Chính phủ, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo trực tuyến “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch Covid-19: Khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương” với các điểm cầu tỉnh, thành phố trong cả nước. 
 
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì hội thảo tại điểm cầu Trung ương. Dự hội thảo tại điểm cầu Quảng Bình có đồng chí Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.
 
 
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Hải Châu dự hội thảo tại điểm cầu Quảng Bình.
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Hải Châu dự hội thảo tại điểm cầu Quảng Bình.
 
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: Hội thảo lần này có ý nghĩa thiết thực, nhằm triển khai, cụ thể hóa các kết luận quan trọng của Hội nghị Trung ương 4 về một số vấn đề kinh tế-xã hội (KT-XH) trên tinh thần mới, đổi mới tư duy, phương thức về phòng, chống dịch bệnh, gắn với phục hồi, duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh, thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19. Nền kinh tế của Việt Nam có thể về cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch, songchúng ta tuyệt đối không được chủ quan, lơ là bởi con đường dẫn tới sự phục hồi, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch Covid-19 để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh, bền vững vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.
 
Kết quả của hội thảo là cơ sở khoa học giúp các địa phương khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kịch bản cụ thể, sát thực hơn với tình hình thực tế hiện nay và bảo đảm tính khả thi cao để trong thời gian sớm nhất có thể ngăn chặn và đẩy lùi được dịch bệnh, khắc phục được những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch và từng bước chuyển sang trạng thái bình thường mới để khôi phục và phát triển KT-XH.
 
Tại hội thảo, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày nội dung chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, giai đoạn 2022-2023. Theo đó, chương trình có mục tiêu phục hồi KT-XH trên cơ sở “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh Covid-19”; góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 là 6,5-7%/năm. Chương trình sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động sớm vượt qua khó khăn và phục hồi sau đại dịch. Các chính sách của chương trình được thực hiện từ năm 2022, gắn kết chặt chẽ với các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm, các kế hoạch 5 năm về KT-XH, tài chính công, đầu tư công. Chương trình tiếp cận cả về cung, cầu và khâu kết nối, bao gồm các giải pháp về y tế, kinh tế, xã hội đủ dài để phục hồi mạnh mẽ, vững chắc cho nền kinh tế.
 
Thảo luận tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế đã đánh giá hiệu quả các chính sách và kinh nghiệm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế của các quốc gia; các yêu cầu đối với Việt Nam để phục hồi, phát triển nền kinh tế và khả năng thích nghi, tham gia vào các trật tự, cấu trúc mới của nền kinh tế thế giới. Các đại biểu đã đánh giá và đề xuất các khuyến nghị chính sách; về nguyên tắc, yêu cầu, thời gian, phạm vi, quy mô, đối tượng, hình thức hỗ trợ và các vấn đề xã hội. Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo các địa phương cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay trong phòng, chống đại dịch Covid-19.
Hiền Chi
 
 
 

tin liên quan

Lê Đức Thọ-Một nhân vật lịch sử với những trọng trách lớn
Lê Đức Thọ-Một nhân vật lịch sử với những trọng trách lớn
Đồng chí Lê Đức Thọ tức Phan Đình Khải sinh ngày 10-10-1911 tại xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc (sau này là xã Nam Vân, huyện Nam Trực), tỉnh Nam Định (xã Nam Vân nay thuộc thành phố Nam Định), trong một gia đình nhà nho khá giả thời bấy giờ.
 
Phát huy nguồn lực đảng viên xuất ngũ - Bài 2: Những khó khăn, hạn chế
Phát huy nguồn lực đảng viên xuất ngũ - Bài 2: Những khó khăn, hạn chế

(QBĐT) - Đảng viên xuất ngũ luôn là lực lượng chính trị tin cậy, bộ phận nòng cốt trong hệ thống chính trị cơ sở. Đội ngũ này còn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong tình hình mới. 

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị: Hai nhiệm vụ song hành
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị: Hai nhiệm vụ song hành
Trong 3 khóa liên tiếp gần đây (Đại hội X, XI, XII), ngay sau khi hoàn thiện tổ chức, nhân sự cho nhiệm kỳ mới, Ban Chấp hành TW Đảng đều tập trung cho công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.