Việc lập danh sách cử tri được tiến hành như thế nào?

  • 01:05, 10/05/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Bạn đọc hỏi: Việc lập danh sách cử tri phải được hoàn thành chậm nhất trước bao nhiêu ngày so với ngày bầu cừ bầu cử?
Các chiến sĩ Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 xem danh sách cử tri tại đơn vị.
Các chiến sĩ Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 xem danh sách cử tri tại đơn vị.
 
Về vấn đề này, báo Tin tức thông tin như sau:
 
Danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo khu vực bỏ phiếu (theo Mẫu số 33/HĐBC); đối với những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp huyện lập danh sách cử tri theo từng khu vực bỏ phiếu. Danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang nhân dân do chỉ huy đơn vị lập theo đơn vị vũ trang nhân dân để đưa vào danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu nơi đơn vị đóng quân.
 
Việc lập danh sách cử tri phải được hoàn thành chậm nhất là ngày 4/4 năm 2021 (50 ngày trước ngày bầu cử). Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát Thẻ cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (theo Mẫu số 11/HĐBC), trừ những người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự.
 
Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo cho cử tri trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã về việc lập danh sách cử tri theo từng khu vực bỏ phiếu. Các cử tri đang đăng ký thường trú tại địa bàn được ghi tên vào danh sách cử tri tại nơi mình thường trú; trường hợp cử tri có nguyện vọng bỏ phiếu ở nơi khác thì cần thông báo lại để Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đã đăng ký thường trú biết và không ghi tên vào danh sách cử tri ở địa phương.
 
Trong quá trình lập danh sách cử tri, Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ ghi vào danh sách những cử tri thuộc diện đăng ký tạm trú ở địa phương mình nếu cử tri đó thể hiện rõ nguyện vọng được tham gia bỏ phiếu tại nơi mình đang tạm trú (có thể bằng văn bản hoặc trực tiếp bằng lời nói với người có trách nhiệm, ví dụ như trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố hoặc cán bộ phụ trách công tác lập danh sách cử tri của Ủy ban nhân dân cấp xã…).
 
Sau khi danh sách cử tri đã được lập và công bố, việc thay đổi, bổ sung danh sách được thực hiện theo quy định của Luật và văn bản quy định về các mẫu văn bản sử dụng trong bầu cử của Hội đồng bầu cử quốc gia.
 
Theo V.T/Báo Tin tức
 

tin liên quan

Quốc hội khóa XI: Đổi mới mạnh mẽ hoạt động lập pháp
Quốc hội khóa XI: Đổi mới mạnh mẽ hoạt động lập pháp

Quốc hội khóa XI là Quốc hội của thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện tổ chức của Quốc hội, đổi mới mạnh mẽ hoạt động lập pháp. Nhiệm kỳ của Quốc hội khoá XI kéo dài 5 năm (2002-2007) với 11 kỳ họp.

Bốn nguyên tắc cơ bản trong bầu cử
Bốn nguyên tắc cơ bản trong bầu cử

Bạn đọc hỏi: Các nguyên tắc cơ bản trong bầu cử là gì?

Tăng thêm sức mạnh cho chi bộ Đảng miền núi
Tăng thêm sức mạnh cho chi bộ Đảng miền núi

(QBĐT) - Chi bộ Đảng là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở địa phương, là "gốc rễ" của Đảng trong quần chúng. Vì vậy, việc phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ Đảng nhằm khởi xướng, dẫn dắt phong trào quần chúng nhân dân được coi là một trong những yếu tố quyết định trong việc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.