Địa phương có thể thành lập thêm các Ban bầu cử tập hợp kết quả bầu cử không?

  • 08:05, 06/05/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Bạn đọc hỏi: Địa phương có thể thành lập thêm các tổ chức trung gian ở xã, phường, thị trấn và ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để giúp các Ban bầu cử tập hợp kết quả bầu cử không?
Về vấn đề này, báo Tin tức  thông tin như sau:
 
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã quy định rõ về các tổ chức phụ trách bầu cử ở trung ương và ở địa phương.
 
Nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại tổ chức phụ trách bầu cử cũng đã được quy định rất cụ thể. Vì vậy, để bảo đảm thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật, các địa phương không được thành lập thêm các tổ chức trung gian để tập hợp kết quả bầu cử hoặc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác mà Luật đã quy định cho các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương.
 
Hội đồng bầu cử quốc gia có quyền trưng tập cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để giúp việc cho Hội đồng bầu cử quốc gia.
 
Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương có quyền trưng tập cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập để giúp thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức bầu cử.
 
Theo V.T/Báo Tin tức
 

tin liên quan

Quảng Ninh: Cho ý kiến về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ huyện
Quảng Ninh: Cho ý kiến về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ huyện

(QBĐT) - Ngày 5-5, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Ninh tổ chức hội nghị lần thứ 7 để cho ý kiến về các nghị quyết, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XXV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Quốc hội khóa VI: Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất của cả nước
Quốc hội khóa VI: Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất của cả nước

Quốc hội khóa VI đã quyết định đường lối, chính sách chung, cơ cấu tổ chức bộ máy và bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới.

Quốc hội khóa V: Quốc hội đầu tiên của thời kỳ xây dựng đất nước
Quốc hội khóa V: Quốc hội đầu tiên của thời kỳ xây dựng đất nước

Quốc hội khóa V đã phê chuẩn kết quả Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc, trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Quốc hội quyết định các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, động viên nhân dân thi đua xây dựng đất nước, củng cố lực lượng quốc phòng, khẩn trương chuẩn bị thực hiện kế hoạch bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.