Cách tính tuổi công dân ghi vào danh sách cử tri căn cứ vào quy định nào?

  • 08:05, 07/05/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Bạn đọc hỏi: Cách tính tuổi công dân để ghi tên vào danh sách cử tri được quy định như thế nào?
 
Về vấn đề này, báo Tin tức  thông tin như sau:
 
Công dân từ đủ 18 tuổi tính đến ngày bầu cử 23-5-2021, tức là có ngày sinh từ ngày 23/5/2003 trở về trước thì được xác định là đủ tuổi để được ghi vào danh sách cử tri để bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Cách tính tuổi công dân được thực hiện như sau:
 
- Tuổi của công dân được tính từ ngày, tháng, năm sinh ghi trong Giấy khai sinh đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã được ấn định (ngày 23-5-2021).
 
Trường hợp không có Giấy khai sinh thì căn cứ vào thông tin ghi trong Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu để tính tuổi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.
 
- Mỗi tuổi tròn được tính từ ngày, tháng sinh dương lịch của năm trước đến ngày, tháng sinh dương lịch của năm sau.
 
- Trường hợp không xác định được ngày sinh thì lấy ngày 1 của tháng sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử. Trường hợp không xác định được ngày và tháng sinh thì lấy ngày 1 tháng 1 của năm sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.
 
Theo V.T/Báo Tin tức
 

tin liên quan

Quốc hội khóa VIII: Đổi mới toàn diện đất nước
Quốc hội khóa VIII: Đổi mới toàn diện đất nước

Quốc hội khóa VIII là Quốc hội của giai đoạn khởi đầu sự nghiệp Đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng. Quốc hội khóa VIII đã họp 11 kỳ để xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Ủy ban bầu cử có được cử thêm chức danh thư ký?
Ủy ban bầu cử có được cử thêm chức danh thư ký?

Bạn đọc hỏi: Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử có được cử thêm chức danh Thư ký Ủy ban bầu cử và Thư ký Ban bầu cử để thường xuyên giúp việc cho các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương hay không?

Quốc hội Khóa II: Xây dựng XHCN và đấu tranh thống nhất nước nhà
Quốc hội Khóa II: Xây dựng XHCN và đấu tranh thống nhất nước nhà

Quốc hội khóa II hoạt động trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, đã góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, chống "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ, thực hiện thống nhất nước nhà. Quốc hội khóa II kéo dài 4 năm (1960-1964) với 8 kỳ họp.