![]() |
Phát huy lợi thế mới sau sáp nhập
(QBĐT) - Sau khi sáp nhập, xã Thạch Hóa đã nhanh chóng củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức, gấp rút chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025. Đây là thời điểm rất quan trọng để cấp ủy, chính quyền địa phương có dịp đánh giá lại toàn diện những tồn tại, hạn chế và tận dụng những lợi thế mới sau sáp nhập, nhằm xác định được hướng đi đúng đắn, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Theo Nghị quyết số 862/NQ-UTVQH14 ngày 10-1-2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, từ ngày 1-2-2020, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Nam Hóa được nhập vào xã Thạch Hóa. Ngay sau đó, Huyện ủy Tuyên Hóa cũng đã công bố quyết định thành lập Đảng bộ xã Thạch Hóa (trực thuộc Đảng bộ huyện). HĐND xã Thạch Hóa cũng đã tiến hành kỳ họp thứ nhất, nhiệm kỳ 2016-2021, bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND xã.
Việc sáp nhập xã Nam Hóa vào xã Thạch Hóa làm tăng quy mô đơn vị hành chính, góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế-xã hội và hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã. Bí thư Đảng ủy xã Thạch Hóa Trần Kim Tuyến cho biết: "Hiện, xã Thạch Hóa đã kiện toàn đầy đủ bộ máy tổ chức. Đặc biệt, công tác chuẩn bị nhân sự và xây dựng các văn kiện trình Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025 đang được tiến hành khẩn trương, đúng theo quy định.
Tuy nhiên, hiện, xã Thạch Hóa đang gặp phải một số khó khăn trong sắp xếp, bố trí nhân sự. Cụ thể, sau khi sáp nhập, xã có 21 cán bộ, công chức bị dôi dư, không thể bố trí, sắp xếp tại địa phương. Việc bố trí nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ mới cũng rất khó khăn, vì số lượng cán bộ cấp ủy đương nhiệm tăng lên gấp đôi. Theo quy định, xã Thạch Hóa mới chỉ cơ cấu 15 đảng ủy viên, trong khi số lượng đảng ủy viên hiện có đến 23 người (gồm xã Nam Hóa và Thạch Hóa cũ), thừa 8 người”.
Xã cũng đã tính đến việc sắp xếp những cán bộ có đủ điều kiện 5 năm công tác trở lên bố trí sang vị trí công chức, để bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, song giải pháp này khó có thể thực hiện được. Bởi số lượng công chức sau sáp nhập còn dôi dư rất lớn (12 người). Có vị trí dôi dư đến 3 công chức. Hiện tại, địa phương căn cứ vào các quy định để bố trí, sắp xếp dần trong những năm tới (lộ trình thực hiện theo quy định bố trí cán bộ, công chức của những xã sáp nhập đến năm 2025).
Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng nữa là công tác xây dựng báo cáo chính trị trình đại hội Đảng bộ xã. Vấn đề cơ bản đặt ra hiện nay là làm sao báo cáo chính trị đánh giá được toàn diện, thực tế những tồn tại, hạn chế và tận dụng những lợi thế mới của địa phương sau khi sáp nhập, nhằm xác định được hướng đi đúng đắn trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, chứ không chỉ là “phép cộng” đơn thuần phương án cũ của 2 địa phương trước đó.
Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã cho biết, xã Nam Hóa và xã Thạch Hóa cũ có những điểm tương đồng, nhưng cũng có những nét khác biệt. Ví như vùng ở phía nam của xã (xã Nam Hóa cũ) có lợi thế về phát triển cây công nghiệp, kinh tế vườn đồi, trồng rừng kinh tế, chăn nuôi, trồng cây ăn quả. Trong khi đó, vùng ở phía bắc (xã Thạch Hóa cũ), kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển thủy sản, nông nghiệp như lúa, ngô... Theo đó, địa phương sẽ đánh giá chung ở những điểm tương đồng, còn những điểm khác biệt sẽ được Tiểu ban Văn kiện đánh giá riêng, sau đó sẽ tổng hợp lại. Quan điểm của xã là căn cứ trên tình hình đặc điểm, điều kiện, lợi thế của từng vùng để điều chỉnh, hoạch định hướng phát triển kinh tế-xã hội. Từ đó, đặt ra các mục tiêu, các nhóm giải pháp để thực hiện trong nhiệm kỳ mới.
Dương Công Hợp
(QBĐT) - Sau khi sáp nhập, xã Thạch Hóa đã nhanh chóng củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức, gấp rút chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025. Đây là thời điểm rất quan trọng để cấp ủy, chính quyền địa phương có dịp đánh giá lại toàn diện những tồn tại, hạn chế và tận dụng những lợi thế mới sau sáp nhập, nhằm xác định được hướng đi đúng đắn, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Theo Nghị quyết số 862/NQ-UTVQH14 ngày 10-1-2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, từ ngày 1-2-2020, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Nam Hóa được nhập vào xã Thạch Hóa. Ngay sau đó, Huyện ủy Tuyên Hóa cũng đã công bố quyết định thành lập Đảng bộ xã Thạch Hóa (trực thuộc Đảng bộ huyện). HĐND xã Thạch Hóa cũng đã tiến hành kỳ họp thứ nhất, nhiệm kỳ 2016-2021, bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND xã.
Việc sáp nhập xã Nam Hóa vào xã Thạch Hóa làm tăng quy mô đơn vị hành chính, góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế-xã hội và hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã. Bí thư Đảng ủy xã Thạch Hóa Trần Kim Tuyến cho biết: "Hiện, xã Thạch Hóa đã kiện toàn đầy đủ bộ máy tổ chức. Đặc biệt, công tác chuẩn bị nhân sự và xây dựng các văn kiện trình Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025 đang được tiến hành khẩn trương, đúng theo quy định.
Tuy nhiên, hiện, xã Thạch Hóa đang gặp phải một số khó khăn trong sắp xếp, bố trí nhân sự. Cụ thể, sau khi sáp nhập, xã có 21 cán bộ, công chức bị dôi dư, không thể bố trí, sắp xếp tại địa phương. Việc bố trí nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ mới cũng rất khó khăn, vì số lượng cán bộ cấp ủy đương nhiệm tăng lên gấp đôi. Theo quy định, xã Thạch Hóa mới chỉ cơ cấu 15 đảng ủy viên, trong khi số lượng đảng ủy viên hiện có đến 23 người (gồm xã Nam Hóa và Thạch Hóa cũ), thừa 8 người”.
Xã cũng đã tính đến việc sắp xếp những cán bộ có đủ điều kiện 5 năm công tác trở lên bố trí sang vị trí công chức, để bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, song giải pháp này khó có thể thực hiện được. Bởi số lượng công chức sau sáp nhập còn dôi dư rất lớn (12 người). Có vị trí dôi dư đến 3 công chức. Hiện tại, địa phương căn cứ vào các quy định để bố trí, sắp xếp dần trong những năm tới (lộ trình thực hiện theo quy định bố trí cán bộ, công chức của những xã sáp nhập đến năm 2025).
Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng nữa là công tác xây dựng báo cáo chính trị trình đại hội Đảng bộ xã. Vấn đề cơ bản đặt ra hiện nay là làm sao báo cáo chính trị đánh giá được toàn diện, thực tế những tồn tại, hạn chế và tận dụng những lợi thế mới của địa phương sau khi sáp nhập, nhằm xác định được hướng đi đúng đắn trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, chứ không chỉ là “phép cộng” đơn thuần phương án cũ của 2 địa phương trước đó.
Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã cho biết, xã Nam Hóa và xã Thạch Hóa cũ có những điểm tương đồng, nhưng cũng có những nét khác biệt. Ví như vùng ở phía nam của xã (xã Nam Hóa cũ) có lợi thế về phát triển cây công nghiệp, kinh tế vườn đồi, trồng rừng kinh tế, chăn nuôi, trồng cây ăn quả. Trong khi đó, vùng ở phía bắc (xã Thạch Hóa cũ), kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển thủy sản, nông nghiệp như lúa, ngô... Theo đó, địa phương sẽ đánh giá chung ở những điểm tương đồng, còn những điểm khác biệt sẽ được Tiểu ban Văn kiện đánh giá riêng, sau đó sẽ tổng hợp lại. Quan điểm của xã là căn cứ trên tình hình đặc điểm, điều kiện, lợi thế của từng vùng để điều chỉnh, hoạch định hướng phát triển kinh tế-xã hội. Từ đó, đặt ra các mục tiêu, các nhóm giải pháp để thực hiện trong nhiệm kỳ mới.
Dương Công Hợp